Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Truyện Võ Tòng Đánh Hổ Trên Đồi Cửng Dương

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện Võ Tòng Đánh Hổ Trên Đồi Cửng Dương

Mới ăn được hai ba miếng, Võ Tòng đã thấy thằng chủ quán đeo khẩu trang lom khom đứng bên cạnh mình:

- Dạ thưa quan khách…

- Có chuyện gì thế?

- Nếu không phiền, quan khách có thể lại góc kia ngồi ăn được không ạ? Cái chỗ cạnh cây đu đủ ấy, một mình quan khách ngồi đó, tha hồ rộng rãi.

- Ta ngồi đây thì sao? 

- Quan khách thông cảm, từ lúc ngài vào, khách khứa đứng dậy bỏ đi hết, khách mới cũng không dám vào nữa, tại cái mùi thối chân của ngài khủng khiếp quá. Mong quan khách tạo điều kiện giúp đỡ chứ không thế này thì chết quán bọn em ạ.

- Ngươi muốn ta ngồi góc chỗ cây đu đủ kia à?

- Dạ vâng ạ.

- Đậu má, chỗ đó là chuồng lợn mà.

- Chuồng lợn thì đã sao? Dù gì thì phân lợn vẫn còn thơm ngon chán so với cái mùi thối chân của quan khách. Nếu quan khách chịu chuyển ra ngồi chỗ đó, quán sẽ tặng quan khách thêm một suất nữa miễn phí.

- Thật chứ? Vậy chuyển luôn chỗ cho ta đi.

Ăn xong 2 suất bún đậu, nhưng theo lời chủ quán dặn, Võ Tòng vẫn phải ngồi cạnh chuồng lợn vì quán vẫn còn khá đông khách. Về sau, khi khách đã vãn dần, lão chủ quán mới chạy lại chỗ Võ Tòng tính tiền rồi hỏi han:

- Quan khách ăn có ngon miệng không ạ?

- Cái suất miễn phí thì ngon, còn cái suất mất tiền thì hơi chát. Mà cho hỏi, núi trước mặt là núi Cửng Dương hả? Sao nó lại có cái tên nghe căng thẳng thế?

- Dạ, thực ra tên cũ của nó là núi Cảnh Dương, nhưng vì buổi chiều, các thiếu nữ tuổi từ 16 đến 20 thường rủ nhau ra con suối ở dưới chân núi tắm truồng, rồi đùa giỡn, rượt đuổi nhau chạy lông nhông trên bờ. Vào giờ đó, rất đông các hiệp khách đa tình chen chúc nhau đứng trên cầu ngó cổ xuống xem, mỗi người một độ tuổi, một vị trí khác nhau nhưng họ đều có chung một trạng thái căng thẳng cực đại, từ đó, núi được đổi tên thành núi Cửng Dương ạ.

- Tiếc thật! Biết thế sáng nay khởi hành sớm hơn một hai tiếng thì có phải là chiều nay đã kịp xem không. 

- Mà quan khách có định thuê phòng trọ nghỉ qua đêm không, quán em có phòng đấy, chứ giờ trời tối rồi mà qua núi thì nguy hiểm lắm!

- Hừ, Võ Tòng ta đây phiêu bạt giang hồ từ nhỏ, vào sinh ra tử bao lần, đối mặt bao kẻ thù, bao hiểm nguy, ta còn biết sợ cái gì chứ?

- Nhưng có tin đồn là trên núi Cửng Dương này có con hổ rất dữ, ban đêm nó thường mai phục bên đường để vồ người đó.

- Đệt, thật vậy à? Thế thuê phòng thì bao nhiêu một đêm?

- Phòng điều hòa, nóng lạnh đầy đủ là 15 đồng, còn phòng bình dân là 10 đồng ạ.

Võ Tòng nghe vậy thì thấy không ổn. Giờ trong ví mình chỉ có gần 20 đồng mà còn bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Tiền phong bì đám cưới cũng phải 5 đồng, đi nhà nghỉ tàu nhanh cũng phải 3 đồng, mà trước khi vào nhà nghỉ cũng phải đưa nàng đi ăn uống đâu đó chữ chả lẽ chưa gì đã chui tọt luôn vào nhà nghỉ hay sao. Tóm lại là không đủ tiền thuê phòng ở lại đây được. Nhưng nếu giờ qua núi mà gặp hổ thì xác cmn định luôn là toi mạng. Thôi kệ, cứ qua núi đi, chắc éo gì đã có hổ thật, nhỡ đâu thằng chủ quán nó tung tin vớ vẩn để lừa mình thuê phòng của nó. Mà nếu có hổ thật thì chắc gì hôm nay con hổ nó đã đi rình người, nhỡ hôm nay nó nghỉ thì sao. Nghĩ vậy nên Võ Tòng cũng thấy an tâm hơn và vẫn quyết định qua núi. Hắn quay sang nói với chủ quán:

- Đậu má, phòng éo gì mà có 10 với 15 đồng thôi sao, phòng cho lợn ở à? Võ Tòng ta đây chưa bao giờ ở phòng nào dưới 30 đồng cả. 

Rồi Võ Tòng bực tức xách ba-lô lên và đi.

Có 2 suất bún đậu có khác, ấm bụng hẳn. Võ Tòng lặng lẽ cất bước men theo con đường mòn nhỏ qua núi. Cũng may, hôm nay có trăng, dù là trăng non đầu tháng nhưng cũng đủ để Võ Tòng nhìn thấy con đường mờ mờ, ngoằn nghèo trước mặt, hai bên đường chi chít những bóng cây rậm rạp đen sì như những bóng ma với đủ mọi hình thù đang rình rập. Đi được gần nửa đường thì Tòng buồn tè quá, định vào gốc cây nào đó tè phát rồi đi tiếp nhưng lại nghĩ bụng:

- Đường vắng có mỗi mình, vừa đi vừa tè cũng được chứ có gì phải ngại. Giờ mà chui vào gốc cây nào tè, chẳng may có con rắn hổ mang nó tớp cho phát vào tờ rim thì thôi xong, khỏi về đám cưới nữa.

Thế là một tay khoác ba lô, một tay Tòng kéo khóa quần, lôi hàng ra vừa đi vừa đái rất sảng khoái. Đang lúi húi định nhét hàng vào thì Võ Tòng khựng lại khi thấy một bóng đen to lù lù chắn ngang giữa đường. Cái bóng đó to lắm, to phải ngang với con lợn sề mà lại ngồi chồm hỗm như con chó. Thôi chết mịa, đúng hổ thật rồi. Vừa nãy, Võ Tòng tưởng mình đã tè xong nên định cất hàng đi nhưng không phải thế, nhìn thấy con hổ, Võ Tòng lại tè được tiếp…

Không để cho Tòng kịp hoàn hồn, con hổ gầm lên một tiếng long trời lở đất, nó cong vót đuôi lên, giơ hai vuốt chân trước cào xuống đất mấy cái, rồi nhún mình nhằm hướng Võ Tòng lao tới. Tòng thì lúc này bủn rủn hết chân tay rồi, không kịp phản ứng gì, cứ đứng đờ người ra buông xuôi chấp nhận làm mồi cho hổ dữ. Chắc cũng vì run quá nên Võ Tòng không đứng vững nổi nữa, 2 chân khuỵu xuống. Thật may là lúc Võ Tòng quỵ xuống cũng là lúc con hổ chồm tới, thành ra nó vồ hụt và bị lỡ trớn lao về phía sau phải đến vài ba mét. Con mãnh thú lập tức đập hai chân trước xuống rồi ném mình quay ngoắt lại, tiếp tục chồm tới hòng nuốt chửng Võ Tòng. 

Đúng lúc này thì Tòng bửng tỉnh. Bản năng của một người được luyện võ từ khi lên 4 tuổi đã không cho phép Tòng được buông xuôi. Hắn lập tức quăng cái ba lô sang một bên, hít một hơi thật sâu rồi chống tay lộn người về phía sau san-tô 3 vòng đẹp mắt để ra khỏi phạm vi tấn công của con hổ (giống hệt cách Nani của MU lộn ăn mừng bàn thắng). Con hổ thấy pha san-tô đẹp quá thì khựng lại, gườm gườm nhìn Võ Tòng, hai hàm răng nhe ra dữ tợn, nước dãi chảy ròng ròng. 

Võ Tòng lúc này mắt đã long lên sòng sọc với những tia máu chạy chằng chịt đỏ ngầu vì giận dữ. Hắn lại hít thêm một hơi thật sâu nữa, lồng ngực căng ra, hai bàn tay nắm chặt lại cứng như sắt rồi nhanh như cắt quay đầu vắt chân lên cổ chạy thục mạng. Con hổ vẫn ầm ầm lao theo đồng thời giơ móng vuốt vả liên tục về phía Võ Tòng. Chạy được khoảng chục mét thì Võ Tòng cảm giác con hổ sắp bắt kịp mình rồi, hắn không kịp suy nghĩ gì nữa, nhảy đại lên một cái cây khá to ven đường rồi ra sức trèo lên. Con hổ nhận thấy nguy cơ vụt mất con mồi ngon thì lập tức lấy đà lao vụt lên ngoạm vào chân Võ Tòng. Võ Tòng cũng rất nhanh co kịp chân lên khiến con hổ chỉ ngoạm được cái giầy và một nửa cái tất bên trong, vết răng của nó trượt trên bàn chân Võ Tòng, tạo ra những vệt dài và sâu đang rỉ máu tong tong. 

Không dám cúi xuống nhìn con hổ, Võ Tòng vừa run vừa hì hục lấy hai chân quặp chặt thân cây kết hợp với hai tay ôm vào để đu lên cao. Ngay cả khi đã ngồi yên vị ở một nhánh cây tít trên ngọn rồi thì Võ Tòng vẫn cứ run cầm cập. Hắn vẫn nghe thấy tiếng con hổ gầm rú phía dưới một lúc khá lâu, sau đó thấy im dần, im dần. Chắc con hổ đã bỏ cuộc và đi kiếm mồi khác cũng nên. Nhưng Võ Tòng vẫn sợ không dám trèo xuống, thôi thì cứ ngồi ôm cây thẫn thờ chờ trời sáng vậy, hi vọng sáng mai có nhiều người đi chợ qua đây thì sẽ nhảy xuống xin đi cùng.

Trời đã sáng, nhưng Tòng vẫn chưa dám xuống vì vẫn chưa có ai đi qua. Kia rồi, có một tốp thợ săn đang tiến lại, ai nấy đều đầy đủ giáo mác cung tên bên mình. Chợt một trong số họ kêu lên:

- Con hổ, con hổ chết rồi, ai đó đã giết được hổ rồi. Mừng quá, vậy là dân làng ta thoát được kiếp nạn lớn rồi. 

Thế là mấy người đó lao tới chỗ xác con hổ đang nằm, lật qua lật lại, quả thật, con hổ đã chết từ đêm qua, mồm nó hộc máu tươi và chết một cách tức tưởi, miệng vẫn ngậm cái giầy và nửa cái tất của Võ Tòng. Lúc này Võ Tòng mới dám nhìn xuống, và hắn đã biết nguyên nhân vì sao con hổ chết. Cái mùi thối chân của Võ Tòng bình thường đã đáng sợ, đằng này Võ Tòng lại đi bộ hơn một ngày đường, mồ hôi ra nhiều, giầy thì kín nên mùi thối càng khủng khiếp gấp bội. Con hổ khi ngoạm phải cái giầy và nửa cái tất nồng nặc mùi hôi thối ấy, nó đã không thở được và hộc máu mà chết.

- Ai nhỉ? Không biết vị anh hùng nào đã giết được con hổ nhỉ? – Nhóm thợ săn thắc mắc và không tìm được câu trả lời thì bất ngờ, một giọng nói vang lên: 

- Là ta đây chứ còn ai nữa! - Vừa nói, Võ Tòng vừa lồm cồm trèo xuống.

Thấy Võ Tòng, đám thợ săn vừa kinh ngạc vừa có vẻ gì đó hoài nghi. Bực mình khi bọn chúng vẫn chưa tin mình là kẻ đã giết hổ, Võ Tòng liền giơ cái chân bị thương lên với nửa cái tất vẫn còn dính ở chân rồi nói:

- Đây, tối qua, lúc oánh nhau với hổ, tôi co chân đá phát quyết định trúng mồm nó, giày và một nửa cái tất vẫn còn dính ở mồm con hổ, nửa cái tất còn lại vẫn đang ở chân tôi. Tin chưa?

Lúc này thì bọn thợ săn không còn lý do gì để nghi ngờ nữa, chúng liền đồng loạt quỳ xuống lạy sống Võ Tòng, cảm tạ rối rít. Cả đám hào hứng cùng với Võ Tòng khiêng xác con hổ về để báo công với quan huyện. 

Lập tức quan huyện cho mở tiệc rượu ăn mừng tưng bừng vì từ nay dân chúng đã thoát được mối lo lớn, đồng thời cũng là để cảm tạ và trọng thưởng cho Võ Tòng. Trong bữa tiệc, đích thân quan huyện đã mời rượu Võ Tòng và không ngớt lời khen ngợi:

- Vị tráng sĩ này đúng là một anh hùng kiệt xuất, võ công cái thế, sức mạnh vô song, tay không mà giết hổ. Xin được uống cùng tráng sĩ một chén để bày tở sự ngưỡng mộ.

Võ Tòng nhận chén rượu từ tay quan huyện tu một hơi hết luôn, rồi cất lời khiêm tốn:

- Có gì to tát đâu mà đại quan phải quá lời vậy chứ, chỉ là một con hổ tầm thường thôi mà. Nói không phải nói phét chứ đã có lần Tòng tôi đập chết 5 con hổ một lúc cơ.

Dân chúng cùng mọi người nghe vậy thì ồ lên kinh ngạc và càng thêm phần kính nể. Rồi một vị khác có vẻ cũng ra dáng quan lại, tiến lên trước mặt Võ Tòng và nói:

- Thưa Võ đại hiệp, ở núi Xìu Dương phía đông của huyện ta hiện nay cũng đang có 3 con hổ dữ hoành hành, nhân dịp này, mong Võ đại hiệp tiện tay giết nốt 3 con đó đi để dân chúng được yên ổn.

- 3 con đó có to không? – Võ Tòng hỏi với giọng lo lắng.

- Dạ, cũng chỉ bằng cái con mà đại hiệp vừa oánh chết tối qua thôi.

- Ờ, ta quên chưa nói, đúng là ta đã từng đập chết 5 con hổ, nhưng đó là 5 con hổ bé, hổ sơ sinh thôi, chứ hổ to thì ta cũng ít đánh lắm.

Lúc này, quan huyện mới lên tiếng:

- Thôi được, chuyện đó tính sau. Giờ ta có đề nghị này, hi vọng Võ đại hiệp không từ chối.

- Vâng, xin đại quan cứ nói.

- Chả là huyện ta đang còn khuyết chức đô đầu vì chưa có người đủ tài đảm nhiệm. Nếu Võ anh hùng không chê, xin được phong ngài làm Võ đô đầu để giúp sức cùng ta lo lắng cho dân chúng.

- Đại quan nói thật chứ ạ?

- Đương nhiên là thật, nhưng ta có một điều kiện.

- Dạ, điều kiện gì, xin đại quan cứ nói, Tòng tôi xin nghe.

- Chả là ta có đứa con gái, cũng gần bốn chục rồi, không xấu lắm nhưng vì kén chọn nên giờ vẫn chưa lấy được chồng. Nếu Võ đại hiệp đồng ý cưới con gái ta, ta sẽ phong ngay chức đô đầu, và sau này còn xem xét thái độ để tiếp tục thăng chức cao hơn nữa.

Võ Tòng nghe thế thì cũng suy nghĩ lắm. Bản thân mình là thằng vô học, vô công rồi ghề, chạy nạn ở nhờ nhà người khác, giờ tự nhiên có vợ, lại được làm quan, đúng là trong mơ cũng không dám nghĩ tới. Nhưng mà bốn chục tuổi thì già quá, dù không quá xấu thì cũng thuộc loại hâm hâm, dở người. Hơn nữa, mọi người vốn đã quen với hình ảnh Võ Tòng cưỡi trên lưng hổ với cú đấm thép oai phong lẫm liệt, nay lại phải chứng kiến cảnh Võ Tòng cưỡi trên lưng máy bay bà già, và không dùng nắm đấm mà lại phải dùng súng lục. Haizzz. Nhưng người đời vẫn thường dạy, đàn ông phải đặt sự nghiệp lên trên hết, phải coi sự nghiệp làm đầu, ta lấy vợ vì sự nghiệp, âu cũng có gì sai, cũng là thuận theo đạo lý mà thôi. Nghĩ đã thông, Võ Tòng chắp tay rồi khẩn khoản thưa:

- Bẩm đại quan, Tòng xin nghe theo mọi chỉ bảo của đại quan. Nhưng ngày mai, Tòng xin phép về quê vài hôm để dự đám cưới người yêu cũ, cũng là để qua nhà thăm anh trai và chị dâu rồi sau đó sẽ quay trở lại đây tổ chức hôn lễ với tiểu thư nhà mình, đồng thời nhậm chức đô đầu luôn ạ. Mong đại quan cho phép.

- Được, được chứ. Ta đồng ý.

- Dạ, Tòng xin có một thỉnh cầu nữa ạ.

- Cứ nói.

- Chuyện cưới xin thì cứ từ từ, nhưng xin đại quan cho phép đêm nay Tòng và tiểu thư nhà mình được động phòng luôn, như vậy Tòng về quê sẽ thêm phần hăng hái ạ.

- Được, được chứ. Đó cũng là điều mà con gái ta ao ước bấy lâu nay. Ta đồng ý.



-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Tuấn Anh (Mr)

Sales Staff

Mobile: 01697315946

Email: n.tuananh02232@gmail.com
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Truyện cười - Mất việc

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện cười

Mất việc

Một anh chàng tới vườn thú để xin việc làm. Lúc đó, con Gorilla, ngôi sao sáng ở vườn thú, vừa mới chết tối hôm trước.

Giám đốc vườn thú nói rằng nếu anh ta có thể đóng giả con Gorilla, anh ta sẽ được trả tiền vì mọi người tới vườn thú đều rất thích xem nó.

Vì cần tiền, nên anh chàng quyết định nhận công việc kỳ lạ. Anh ta đảm nhiệm việc này khá tốt khi bắt chước y hệt những động tác của con Gorilla.

Trong một lần đu giữa các cành cây, anh ta bị rơi khỏi lưới bảo vệ vào chuồng của sư tử. Khi ấy, con sư tử gầm lên. Anh ta quá hoảng sợ tới mức quên mình đang đóng vai Gorilla nên gào lên:
– Cứu tôi với, cứu tôi.

Con sư tử liền đi ra chỗ anh ta và thì thào:
– Im ngay, muốn mất việc cả lũ à.


Bạn có thể xem thêm tại đây.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Điển hay, Tích lạ - Lầu Xanh và Thần Mày Trắng - Nguyễn Tử quang

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Điển hay - Tích lạ

Nguyễn Tử quang

Lầu Xanh và Thần Mày Trắng

"Lầu xanh" tên chữ "Thanh lâu".

Tào Thực đời Tam Quốc (220-264) có viết: 
Thanh lâu lâm đại lộ, 
Cao môn kết trùng quan. 
Nghĩa là: Lầu xanh bên đường lớn, 
Cửa cao mấy lần then. 

       Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
       
       Nhà Tề, vua Võ Đế bắt dân phu và bộ Công cất những lầu cao thật đẹp. Cửa sổ đều sơn xanh. Nơi này để cho nhà vua ở cùng với các mỹ nữ cung tần. Rồi lầu đài của các hàng công khanh cũng sơn cửa bằng màu xanh, nên dân chúng thường gọi chỗ ở của vua chúa, quan lại ở là "lầu xanh".

       Về sau, những nhà quyền quý có con gái đẹp, ước mong con nhà mình được vào chầu nơi cung khuyết nên thường sơn nhà màu xanh cho con gái ở. Những nhà nào có cửa sổ hoặc lầu đài sơn xanh là nhà có gái đẹp được nhiều bực vương tôn, công tử chú ý.

       Lúc ấy, bọn buôn son bán phấn đem gái đẹp mở nhà rước khách thưởng hoa, muốn quyến rũ khách yêu hoa hay các bực vương tôn, công tử nên cũng sơn nhà xanh đón khách.

       Ý nghĩa "lầu xanh" biến đổi, lần lần trở thành hoàn toàn một nơi rước khách yêu hoa, tìm hoa giải muộn.

       Vì thế, đến đời nhà Lương, Lưu Diễn có hai câu thơ nói về chữ Thanh lâu để chỉ chỗ ở của bọn gái điếm:
   
Xướng nữ bất thăng sầu, 

Kết thúc hạ thanh lâu. 

Nghĩa là:

Gái hát chẳng xiết buồn, 

Thu vén xuống lầu xanh. 

Thanh lâu (lầu xanh) về sau dùng để chỉ nhà điếm nuôi bọn gái mãi dâm. 

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du có nhiều tiếng "lầu xanh": 

Lầu xanh có mụ Tú Bà, 

Làng chơi nổi tiếng về già hết duyên. 

Và khi nói về cuộc đời của Kiều: 

Hết nạn nọ đến nạn kia,

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. 

Lại đoạn tả về tính tình, tư cách hành động của Sở Khanh: 

Bạc tình nổi tiếng lầu xanh, 

Một tay chôn biết mấy cành phù dung. 

Đỗ Mục, một thi hào đời nhà Đường có bài:

Lạc phách giang Hồ tải tửu hành, 

Sở yên tiêm tế trường trung khinh. 
Thập niên nhứt giác Dương Châu mộng, 

Doanh đắc thanh lâu bạc hạnh danh. 

Nghĩa (bản dịch của Bùi Khánh Đản): 

Quẩy rượu lang thang khắp đó đây, 

Lưng thon gái Sở nhẹ trên tay. 

Mười năm tỉnh giấc Dương Châu mộng, 

Để lại lầu xanh tiếng mặt dầy.



      Ở các lầu xanh ngày xưa, các mụ Tú Bà thường dựng một bàn hương án giữa nhà, có treo một tượng đồ. Tượng này vẽ hình người có đôi lông mày trắng gọi là thần Bạch Mi (thần Mày Trắng).

      Sách "Dã Hoạch biên" có chép: các thanh lâu thường thờ thần Bạch Mi. Thần này mặt to, râu dài, cưỡi ngựa cầm dao, xem na ná như hình Quan Công, nhưng lông mày trắng và mắt đỏ.

      Không ai hiểu được tranh vẽ ai và lai lịch thần Mày Trắng ra sao. Nhưng các thanh lâu đều quen thờ như vậy, coi là một vị tổ sư để cầu phù hộ cho nghề được phát đạt, cửa hàng được đông khách, cũng như tất cả các nghề khác.

      Đời nhà Minh (1368-1628), các cô bán dâm ở lầu xanh có cách đuổi vía lạ lùng. Khi nào một cô xui xẻo, ế hàng thì đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ áo quần, đốt hương van vái cầu xin. Đoạn lấy hoa mới đổi lấy hoa đã cúng trên bàn thờ đem lót dưới chiếu mình nằm. Như vậy cô sẽ đắt khách hàng. Theo quan niệm của họ như thế, không biết có thực đắt khách không.

     Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả cảnh thanh lâu của Tú Bà, có những câu:

Trên treo một tượng trắng đôi lông mày. 

Lầu xanh quen thói xưa nay, 

Nghề này thì lấy ông này tiên sư. 

Hương hoa hôm sớm phụng thờ. 

Cô nào xấu vía, có thưa mối hàng. 

Cởi xiêm trút áo sỗ sàng; 

Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm. 

Đổi hoa lót xuống chiếu nằm, 

Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi.
.....

Ebook truyện hay - Điển hay, tích lạ - Nguyễn Tử Quang


-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ebook tiếng Việt miễn phí, Ebook truyện hay, Ebook truyện kiếm hiệp

LIKE and Share this article: :

Truyện Thơ Quan Âm Thị Kính - Rửa oan thành Phật - Khuyết Danh

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện Thơ Quan Âm Thị Kính

Khuyết Danh

5. Rửa oan thành Phật 

        Khi sư vãi trong chùa liệm thi hài mới biết Kính-Tâm là đàn bà giả trai. Làng hay, bắt Phú ông phải sắp đặt việc chôn cất. Thị Mầu khi ấy hổ thẹn phải liều mình, và lúc chết phải sa vào địa ngục. Được thư báo tin, ông bà họ Mãng cùng Thiện-Sĩ và đứa bé đến chùa lo việc ma chay, cầu cho Thị Kính kiếp sau khỏi khổ nạn.

       Trong lúc chay đàn, Đức Phật Thiên-Tôn hiện xuống truyền cho Kính-Tâm được lên trời làm Phật Quan-Âm, ông bà họ Mãng và đứa tiểu nhi cũng được siêu thăng. Duy chỉ có Thiện-Sĩ thì cho làm con vẹt đứng nhờ một bên.

       Năm hồi trên đây, có thể chia ra làm 31 đoạn :

1. Mở đầu.
2. Vào truyện.
3. Quan-Âm thác sinh.
4. Họ Sùng ngỏ lời thông gia với họ Mãng.
5. Họ Mãng bằng lòng nhận lời cầu hôn của họ Sùng.
6. Thị Kính buồn nỗi phải xa cha mẹ.
7. Cha mẹ khuyên-giải Thị Kính.
8. Thị Kính về nhà chồng.
9. Thị Kính bị nghi oan là giết chồng.
10. Thị Kính bày tỏ nỗi oan.
11. Nhà chồng có ý ngờ Thị Kính có ngoại tình.
12. Thị Kính từ giã nhà chồng về nhà cha mẹ đẻ.
13. Lúc vợ chồng từ giã nhau.
14. Thị Kính sau khi về nhà cha mẹ đẻ.
15. Thị Kính cải trang trốn đi ở chùa.
16. Thị Kính xin vào tu tại chùa Vân-tự.
17. Thị Kính được đổi tên là Kính-Tâm làm tiểu nhà chùa.
18. Thị Mầu phải lòng tiểu Kính-Tâm.
19. Thị Mầu tư thông với với đứa ở.
20. Phú ông tra hỏi Thị Mầu.
21. Vì làng đòi hỏi, phú ông phải dẫn Thị Mầu ra đình.
22. Tiểu Kính-Tâm bị làng tra hỏi.
23. Tiểu Kính-Tâm bị đòn.
24. Nhà sư xin bảo lãnh cho tiểu Kính-Tâm.
25. Nỗi niềm tiểu Kính-Tâm khi ra ở tam-quan.
26. Thị Mầu sinh con trai, đem giao trả cho Kính-Tâm.
27. Tiểu Kính-Tâm nhận nuôi đứa tiểu nhi của Thị Mầu.
28. Tiểu Kính-Tâm viết thư dặn con rồi siêu thoát.
29. Nỗi nhà họ Mãng sau khi nhận được thư.
30. Tiểu Kính-Tâm siêu thăng được làm Phật Quan-Âm.
31. Kết-luận.

Chương 1

1. Mở Đầu 

1- Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, 
Tu hành có khổ rồi sau mới thành, 
Ai hay vững dạ làm lành, 
Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường. 
Kìa Ngô thị, tụng Kim-cương, 
Chân thân còn để tượng vàng nghìn thu, 
Kìa Địa Tạng, dốc lòng tu, 
Độ thân cũng được khỏi tù đấng thân 
Ấy là những truyện gần gần, 
10-Tu thân mà được, độ thân lắm người, 
2. Vào Truyện Lọ là đức-hạnh tót vời, 
Đức Quan-Âm ấy truyện đời còn ghi. 
Vốn xưa là đấng nam-nhi, 
Dốc lòng từ thủa thiếu thì xuất gia.
Tu trong chín kiếp hầu qua,
Bụi trần dũ sạch, thói tà rửa không,
Đức Mâu Ni xuống thử lòng,
Hiện ra một ả tư dung mỹ miều.
ần-khân ép dấu nài yêu,
20- Người rằng: "Vốn đã lánh điều nguyệt-hoa,
 "Có chăng kiếp khác họa là,
"Kiếp này sợi chỉ trót đà buộc tay".
Nào ngờ phép Phật nhiệm thay,
Lỡ lời mà đã vin ngay lấy lời.
Chờ cho kiếp nữa đủ mười,
Thử cho đày đọa suốt đời xem sao?
3. Quan-Âm thác sinh
Cõi trần mượn cửa thác vào,
Hóa sinh, sinh hóa lẽ nào cho hay,
Cao ly là nước lớn thay,
30- Đại bang thành vốn xưa nay gọi là.
Lũng-tài quận ấy bao xa,
Hồ nam huyện bắc, có nhà Mãng-ông.
 Gia tư thì cũng bậc trung
.....

Ebook truyện hay - Truyện Quan Âm Thị Kính - Thi ca

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Con gà cục tác lá tranh - Nguyễn Dư

Bạn có thể xem Ebook miễn phí tại đây.

Con gà cục tác lá tranh

Nguyễn Dư


Con gà cục tác lá chanh

Con gà cục tác lá chanh 
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi 
Con chó khóc đứng khóc ngồi 
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng


       Nước ta không thiếu gì người có đủ mọi đức tính như gà.

       Chỉ đáng tiếc là gà giống, gà nòi của ta chưa được hoàn toàn tốt, còn ít nhiều khuyết tật. Lỡ mà rủ nhau học tập, bắt chước mấy con gà ác, gà què, gà phải gió... gà gật cả ngày kia thì có nước phải đổ thóc giống ra mà ăn. Chả được tích sự gì.

       Lỗi tại gà nòi còn xấu chứ không phải tại các quan chức, sĩ phu bắt chước không giỏi.

       Dầu sao thì khi gán cho gà năm đức tính Văn, Vũ, Dũng, Nhân, Tín, người xưa cũng cúc cù cu... cu, nôm na là...gáy hơi nhiều.

       Năm cái bằng ban khen của phong kiến tặng cho gà trống cũng có cái không xứng đáng.

       Trời bẩm sinh cho gà trống cái văn, cái vũ. Cha truyền con nối. Đó là chuyện bất công của trời, chẳng cần bàn cãi.

       Nhưng người đời nổi hứng ban cho gà trống cái dũng thì có đúng không ? Đã chắc gì ai dũng hơn ai ?

       Gà trống giỏi đấu đá tay chân, không cần suy nghĩ. Nhưng gà trống có dám đương đầu với làng trên xóm dưới, đốp chát miệng lưỡi với phường chó lợn lúc nào cũng hăm he bắt nạt đám gà con, như gà mái không ?

       Cái nhân thì dứt khoát là gà mái ăn đứt gà trống. Ai bới đất, bắt giun, chia mồi nuôi con trong lúc bố bầy trẻ hăng say đi đấu đá, chọi nhau ?

       Gà mái không biết gáy. Ông trời thiên vị thì phải chịu vậy. Nhưng đừng vội cho rằng gà mái không biết giữ chữ tín. Ai ngày ngày cứ đúng giờ là gọi con vào chuồng ? Bố bầy trẻ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng, lo đánh thức nông dân, sĩ tử. Mẹ chúng nó chỉ biết chăm sóc con cái trong nhà.

      Tề gia rồi mới trị quốc chứ ! Phải khen cả chữ tín của gà mái mới công bằng.

      Nhưng trò đời là vậy. Một khi các bậc thầy đã gáy, ấy chết, đã phán, đã đề cao gà trống thì bàn dân thiên hạ chỉ biết rủ nhau phụ hoạ theo.

      Bọn thầy cúng, thầy đồ lỡ vận, lại được dịp bám vào cái khuôn vàng thước ngọc kia mà kiếm ăn.

      Gà được chiêm ngưỡng từ đầu đến chân.

      Thầy bói quan sát mào gà, máu đọng chỗ nào, hình thể ra sao, suy đoán vận hạn may rủi cho thân chủ.

      Có thầy bói bằng chân gà. Mỗi đốt chân tương ứng với một can chi, năm tháng tuổi tác. Dựa vào hình dáng các ngón chân co ruỗi mà bói.

       Gà trống nào có cái dũng nổi cộm thì được bồi dưỡng, tẩm bổ, sửa cựa để chơi chọi gà. Trước là mua vui, sau trở thành cờ bạc.

       Ngày xửa ngày xưa, hai huyện An Dương, An Lão (tỉnh Hải Dương) nuôi gà chọi nổi tiếng (Nguyễn Trãi, Dư địa chí). Ít lâu sau, nhiều nơi khác cũng nuôi. Thú chơi chọi gà trở thành phổ biến, có mặt khắp nơi. Năm 1665, vua Lê Huyền Tông ra lệnh cấm đánh cờ, đánh bạc, chơi chọi gà, và các việc đồng cốt tăng ni (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư).

       Một số các mĩ viện sửa móng tay móng chân ngày nay còn tiếp tục truyền thống thờ tổ sư của nghề là thành hoàng tỉnh Hải Dương.

       Máu mào gà được mấy ông pháp sư, phù thuỷ dùng để vẽ bùa, viết chữ xua đuổi ma quỷ.

       Dân gian cũng thích dùng máu mào gà, nhưng vì một lí do thầm kín khác.

       Máu mào gà có công gỡ rối cho nhiều chị em, kể cả một vài em con nhà lành :

       Nước vỏ lựu, máu mào gà Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên (Kiều)

       Thời cô Kiều ngành du lịch nước ta chưa được mở mang, chưa có phương tiện sang Nhật để nhờ chuyên gia may vá, tân trang. Gặp hoàn cảnh éo le, cần kíp, chị em vớ lấy cái mũ của quan văn, trích lấy tí máu, sơn quét qua loa cái hang cắc cớ trước giờ mở cửa đón du khách. Khách tham quan, nhàn du sung sướng ngắm lớp màu tươi đẹp, tưởng như được đi giữa khải hoàn môn.
......
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Ebook tiếng việt miễn phí - Con gà cục tác lá chanh - Nguyễn Dư

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Các nhân việt trong tiểu thuyết Kim Dung - Dương Quá - Trần Mặc

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Các nhân việt trong tiểu thuyết Kim Dung-Trần Mặc

DƯƠNG QUÁ

Tan nát cõi lòng


         Linh cảm xây dựng hình tượng Dương Quá về cơ bản là xuất phát từ việc so sánh với hình tượng đại hiệp Quách Tĩnh mà ra. Quảch Tĩnh chậm chạp ngốc nghếch[1], Dương Quá thì thông minh lanh lợi; Quách Tĩnh chính trực đôn hậu, Dương Quá thì mẫn cảm thiên kiến; Quách Tĩnh trầm tĩnh vụng nói, Dương Quá thì nhiệt tình giỏi biện luận; Quách Tĩnh chuyên nhất cố chấp, Dương Quá thì giảo hoạt đa biến; Quách Tĩnh xuất thân trong sạch, Dương Quá thì thân thế có bí ẩn và vết nhơ. Nếu ví tính cách của Quách Tĩnh như một khối đá vững chắc, không lay chuyển; thì tính cách của Dương Quá giống như một chất lỏng nóng chảy, mẫn cảm, lưu động, có lúc sưởi ấm lòng người, làm tan băng giá, nhưng có lúc lại đốt cháy người khác, thậm chí dẫn đến hủy diệt họ.

        Tóm lại, hình tượng Quách Tĩnh là mẫu mực chính tông của thế giới võ hiệp, còn hình tượng Dương Quá là một thứ khác hẳn, trái với mẫu mực của thế giới võ hiệp.

    I

         Cho nên Dương Quá vừa xuất hiện đã là một thằng bé lưu manh nhanh nhẹn. Quách Tĩnh hỏi nó tên gì, nó liền trả lời "Bồ Mi Đầy" (tức Bố mi đây), chẳng trách Hoàng Dung vừa gặp đã không thích nó. Dương Quá vừa gặp Tây Độc Âu Dương Phong, tuy không thân ngay, nhưng nhanh chóng ý hợp tâm đầu, chân thành bái lão ta làm nghĩa phụ, đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Dương Quá là con của Dương Khang, thế thì làm sao tử tế được ?

         Quả nhiên, khi theo vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung ra đảo Đào Hoa không lâu, Dương Quá đã gây sự. Cậu ta với huynh đệ họ Võ dường như sinh ra đã là kẻ thù, đối với tiểu công chúa Quách Phù của đảo Đào Hoa, cậu ta cũng chẳng nhường nhịn gì hết, chẳng những tát tai Quách Phù, còn dùng "Cáp Mô công” đánh trọng thương Võ Tu Văn. Càng hỗn hào, khi sư tổ Kha Trấn Ác hỏi cậu ta lai lịch võ công, Dương Quá chẳng những không trả lời, còn gọi lão là "lão già mù khốn kiếp". Hỗn láo với sư tổ như thế, đương nhiên đảo Đào Hoa không phải là nơi dung thân của cậu ta.

       Quách Tĩnh có hảo ý đưa Dương Quá lên núi Chung Nam làm môn hạ phái Toàn Chân, hi vọng cậu ta chịu khó học nghệ, lập chí thành tài, không ngờ ngay hôm đầu tiên cậu đã hất một chậu cứt đái xuống đầu đệ tử phái Toàn Chân Lộc Thanh Đốc. Tiếp đó, Dương Quá đắc tội với sư phụ Triệu Chí Kính, khiến sư phụ không muốn dạy võ cho cậu. Võ công của cậu không tiến triển chút nào, lần thứ hai cậu lại đánh trọng thương sư huynh Lộc Thanh Đốc. Rồi cậu còn nhiếc sư phụ là "lão tạp mao, đồ mũi trâu”, công khai nhục mạ sư tôn, phản xuất sư môn, chạy sang làm môn hạ phái Cổ Mộ. Đủ thấy Dương Quá bẩm tính phản bội, khó tìm được chỗ đứng trong danh môn chính phái, chỉ có thể an thân trong tòa cổ mộ tối tăm.

Dương Quá - Cô Cô

        Mấy năm sau, Dương Quá vừa ra khỏi tòa cổ mộ[2], chàng lại lập tức gây nhiều chuyện rắc rối. Do Tiểu Long Nữ tự dưng bỏ chàng đi mất, anh chàng Dương Quá phong lưu bèn coi bạch y thiếu nữ Lục Vô Song tạm thời thay thế Tiểu Long Nữ, tuy nói là cứu sống nàng ta, nhưng lại khiến nàng ta thần hồn điên đảo, sa vào tình yêu vô vọng. Tiếp đó chàng dẫn dụ Hoàn Nhan Bình, rồi lại khêu gợi Trình Anh, sau đó tại Tuyệt Tình cốc lại làm cho Công Tôn Lục Đài chết mệt. Giả sử chàng ta thực bụng yêu một hai thiếu nữ đó còn được, đàng này thủy chung chàng chỉ lấy họ làm người thế chỗ Tiểu Long Nữ, nói trắng ra, chàng coi họ như món đồ chơi vậy.
     
       Rời đỉnh Hoa Sơn, tại đại hội quần hùng chàng từng cùng với Tiểu Long Nữ đánh đuổi sư đồ Kim Luân pháp vương, lập công với Võ lâm Trung nguyên. Điều đó khiến Quách Tĩnh sung sướng, ai ngờ liền sau đó chàng lại công khai cự tuyệt việc trở thành con rể Quách Tĩnh, ngay trước mặt anh hùng thiên hạ tuyên bố sẽ lấy sư phụ Tiểu Long Nữ của mình làm vợ ! Điều này có nghĩa, đối với thời bấy giờ, chàng không chỉ trở thành tên phản đồ của phái Cổ Mộ, mà còn đối lập với toàn xã hội. Dương Quá vi phạm lễ giáo rất nặng, song khôngchịu nghe lời khuyên chí tình của Quách Tĩnh, cứ khăng khăng thà chết quyết giữ lập trường của mình.

      Càng nghiêm trọng hơn, do Dương Quá không biết sự thật về cái chết của phụ thân, cứ ngỡ cha mình là một vị anh hùng, nên nuôi ý định báo thù; trước sau cứ ngờ vợ chồng Quách Tĩnh là thủ phạm, thường thườngl ấy oán báo đức[3]. Cuối cùng Dương Quá thậm chí gia nhập hàng ngũ kẻ thù dân tộc là Hốt Tất Liệt, làm đồng bọn với đại ma đầu Kim Luân pháp vương, định kế hoạch mưu sát Quách Tĩnh, chút nữa thì đắc thủ. Giả sử Dương Quá đắc thủ, thì chàng không chỉ là kẻ phản nghịch luân lý, mà còn trở thành tội phạm đối với cả dân tộc Hán, vạn kiếp không tha. May mà tác giả chẳng những không để Dương Quá đắc thủ vào giây phút quyết định, mà còn để cho chàng thay đổi đầy kịch tính, chuyển sang một tính cách và số phận khác hẳn.
.....
Bạn có thể xem thêm các phần khác tại đây.

Ebook truyện kiếm hiệp - Các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung - Trần Mặc

Các nhân việt trong tiểu thuyết Kim Dung - Dương Quá - Trần Mặc


-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-------------------------------------------------------------------------------------------------


LIKE and Share this article: :

Truyện kiều - Kiều gặp Kim Trọng - Nguyễn Du

Bạn có thể xem Ebook tiếng Việt miễn phí tại đây.

Truyện kiều

Nguyễn Du

Câu 0245 đến 0572 - Kiều gặp Kim Trọng

245.. Chàng Kim từ lại thư song, 
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây. 
Sầu đong càng lắc càng đầy, 
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. 
Mây Tần khóa kín song the, 

250.. Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao. 
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao, 
Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng. 
Buồng văn hơi giá như đồng, 
Trúc se ngọn thỏ, tơ chùng phím loan. 

255.. Mành Tương phất phất gió đàn, 
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình. 
Vì chăng duyên nợ ba sinh,
Thì chi đem thói khuynh thành trêu ngươi. 
Bâng khuâng nhớ cảnh, nhớ người, 

260.. Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi. 
Một vùng cỏ mọc xanh rì, 
Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu ! 
Gió chiều như gợi cơn sầu, 
Vi lô hiu hắt như màu khảy trêu. 
265.. Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều, 
Xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang.
Thâm nghiêm kín cổng cao tường, 
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh. 
Lơ thơ tơ liễu buông mành, 

270.. Con oanh học nói trên cành mỉa mai. 
Mấy lần cửa đóng then cài, 
đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu ? 
Tần ngần đứng suốt giờ lâu, 
Dạo quanh chợt thấy mái sau có nhà. 

275.. Là nhà Ngô Việt thương gia, 
Buồng không để đó người xa chưa về. 
Lấy điều du học hỏi thuê, 
Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang. 
Có cây, có đá sẵn sàng, 

280.. Có hiên Lãm thúy, nét vàng chưa phai. 
Mừng thầm chốn ấy chữ bài, 
Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây. 
Song hồ nửa khép cánh mây, 
Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông. 

285.. Tấc gang đồng tỏa nguyên phong, 
Tuyệt mù nào thấy bóng hồng vào ra. 
Nhẫn từ quán khách lân la, 
Tuần trăng thấm thoắt nay đà thèm hai. 
Cách tường phải buổi êm trời, 
......
Bạn có thể xem thêm các phần khác tại đây.

Ebook truyện hay - Truyện Kiều - Thi ca - Nguyễn Du

Truyện kiều - Nguyễn Du

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn Tuấn Anh (Mr)
Sales Staff
Mobile: 01697315946
Email: n.tuananh02232@gmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------
CleverAds - Make customers come to you
Google Premier SMB Partner
-------------------------------------------------------------------------------------------------




LIKE and Share this article: :