Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Ký ức kinh hoàng 70 năm Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima

Theo tin the gioi moi nhat, trong hai ngày 6 và 15/8, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Đây là lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí nguyên tử được sử dụng trong một cuộc chiến tranh. Hầu như không còn công trình nào của thành phố này còn tồn tại sau thảm họa kinh hoàng 70 năm trước.

Theo AP, giống như toàn bộ các công trình khác trên khắp thành phố sau thảm họa hạt nhân nói trên, Mái vòm Genbaku chỉ còn trơ lại vài bức tường. Mái vòm này ngày nay là một phần nằm trong Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima trên sông Motoyasu.

Ký ức kinh hoàng vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945
Ký ức kinh hoàng vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945

Hầu như không còn công trình nào của thành phố này còn tồn tại sau thảm họa kinh hoàng 70 năm trước.

Nỗi đau từ 70 năm trước

“Tôi không muốn nhìn Mái vòm Genbaku này quá lâu”, bà Kimie Mihara, một phụ nữ 98 tuổi nói và đi chầm chậm qua công trình đã bị bom đánh chỉ còn trơ lại khung này.

Cho đến sáng 6/8/1945, Mái vòm Genbaku vốn là văn phòng làm việc của bà. Ngày hôm đó, bà đã đi làm muộn và điều này đã cứu sống bà.

“Khi nơi này được công nhận là Di sản văn hóa của UNESCO (vào năm 1996), tôi đã nghĩ đến việc xuất hiện ở đó. Dù vậy, tôi vẫn không muốn nhìn thấy Mái vòm Genbaku”, bà Mihara nói.

Ký ức kinh hoàng vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945
Ký ức kinh hoàng vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 6/8/1945

Bà Mihara kể lại, khi vụ ném bom xảy ra, bà mới 19 tuổi và làm việc tại Mái vòm Genbaku được 2 tháng. Là một nhân viên của Bộ Nội vụ Nhật Bản, bà rất giỏi sử dụng bàn tính và thường được phòng kế toán nhờ giúp việc.

Bà Mihara cho biết, lúc đó, bà rất bận rộn và dù văn phòng của bà ở tầng 1 nhìn ra sông Motoyasu nhưng bà thậm chí không “ngẩng mặt lên được để nhìn dòng sông ngay bên ngoài cửa sổ văn phòng”.

Theo bà Mihara, ngày 6/8/1945, bà phải có mặt tại văn phòng vào lúc 8h sáng, trong khi đó, oanh tạc cơ B-29 Enola Gay thả bom nguyên tử vào lúc 8h15. Tuy nhiên, ngày hôm đó, bà Mihara cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn đi làm.

“Tôi đã sống sót vì tôi đã đến muộn. Vì thế, tôi thấy mình may mắn khi không có mặt ở đó, tuy nhiên, cứ nghĩ đến việc nhiều người mất mạng chỉ vì họ chăm chỉ và đúng giờ, tôi lại cảm thấy hối tiếc cho họ”, bà Mihara nói.

Tuy nhiên, bà Mihara hầu như không nhớ gì về những người đồng nghiệp của mình bởi cơn ác mộng về quả bom nguyên tử đã xóa hết những ký ức của bà về thời điểm đó.

Dù may mắn sống sót, khuôn mặt, chân tay của bà bị bỏng nặng. Nhà của bà bị thiêu rụi và bà phải nằm viện 3 tháng. Bà cũng mất đi người cha của mình, người đang làm việc gần tâm chấn vụ ném bom.

Những người còn lại trong gia đình bà đã quyết định rời khỏi Hiroshima để xây dựng cuộc sống mới. Bà Mihara đã gặp chồng mình tại đảo Kyushu, miền Nam quần đảo này và có 3 người con.

Trong khi nhiều người sống sót sau vụ ném bom, đặc biệt là phụ nữ sợ kết hôn vì lo ngại con mình có thể bị dị tật sau khi sinh, chồng của bà Mihara đã nhất quyết phải có con và điều này đã thuyết phục được bà.

Sau khi chồng bà mất khi còn rất trẻ, bà Mihara đã quay trở về Hiroshima để làm việc tại một công ty thương mại cho đến khi nghỉ hưu.

Trong khi đó, ông Rebun Kayo 38 tuổi, hiện đang làm việc tại Đại học Hiroshima lại coi việc liên tục trở về để nhìn lại Mái vòm Genbaku là một việc bắt buộc phải làm trong suốt cả đời mình.

Tại thành phố Hiroshima, nơi mà các bằng chứng lịch sử về vụ ném bom nguyên tử năm 1945 gần như đã hoàn toàn biến mất, ông Kayo quyết tâm giữ cho mình những mảnh ký ức nhỏ nhất còn sót lại dù nhiều khi những mảnh ký ức này “chỉ lọt thỏm trong bàn tay ông”.

Mái vòm Genbaku- biểu tượng hiếm hoi còn sót lại

Trong hai ngày 6 và 15/8, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Đây là lần đầu tiên và duy nhất, vũ khí nguyên tử được sử dụng trong một cuộc chiến tranh. Nhật Bản ngày 15/8 đã đầu hàng quân Đồng minh, kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Mái vòm Genbaku chỉ là “một mảnh nhỏ bé” của công trình này trước đây. Tòa nhà này hoàn toàn hoang vắng và chỉ có lũ mèo thỉnh thoảng lại nhảy qua những cánh cửa sổ vỡ tan hoang. Những mảng tường và mái nhà, nhiều mảnh dài khoảng hơn 1m vẫn nằm rải rác trên sàn nhà.

Được xây dựng vào năm 1915, công trình này là một hình mẫu hiếm hoi về kiến trúc phương Tây tại Hiroshima vào thời điểm đó. Kiến trúc sư người Séc Jan Letzel đã thiết kế tòa nhà này làm điểm nhấn cho thành phố và là nơi trưng bày các thành tựu về công nghiệp và văn hóa tại đây.

Tòa nhà 3 tầng này nằm cách tâm chấn vụ nổ bom nguyên tử ngày 6/8/1945 chỉ 160m nhưng lại là công trình duy nhất còn sót lại trong khu vực này. Đây là công trình hiếm hoi được xây bằng sắt, thép và gạch trong một thành phố vốn toàn các tòa nhà bằng gỗ.

Vụ nổ bom đã khiến nhiều tòa nhà bị san phẳng và bốc cháy và biến thành phố cảng Hiroshima thành một vùng đất chết.

Khi xảy ra vụ nổ, có khoảng 30 người đang làm việc tại Mái vòm Genbaku, nơi được Chính phủ Nhật Bản trưng dụng làm văn phòng làm việc của chính quyền thành phố trong giai đoạn cao trào của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Đến nay, dù tòa nhà này đã tan hoang và không được mở cửa cho du khách vào xem, Mái vòm Genbaku đã trở thành tâm điểm của Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima và là điểm phải đến đối với khoảng 11 triệu du khách đến thành phố này hàng năm.

Trong nỗ lực tái thiết thành phố, chính quyền Hiroshima quyết định bảo tồn nguyên trạng Mái vòm Genbaku và coi đó là một biểu tượng của một thành phố bị tàn phá khủng khiếp nhưng đang phục hồi rất nhanh chóng. Mái vòm này được công nhận là Di sản Văn hóa của UNESCO vào năm 1996 nhằm kêu gọi thiết lập một thế giới hòa bình và phi hạt nhân.

Những khát vọng cuối cùng

Suốt 70 năm qua, bà Mihara hầu như không nói gì nhiều về thời gian làm việc tại Mái vòm Genbaku. Tuy nhiên, khi nhiều người trong thế hệ của bà đã qua đời, bà bắt đầu tự hỏi liệu bà phải có trách nhiệm chia sẻ ký ức của mình hay không?

“Đáng lẽ tôi đã qua đời khi quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, tuy nhiên tôi đã rất may mắn sống sót và còn có cả một cuộc sống hạnh phúc”, bà Mihara chia sẻ trong một chiều ảm đạm tháng 7.

Trong khi đó, ông Kayo lần đầu đến thăm Hiroshima trong một chuyến đi dã ngoại vào năm 14 tuổi. Ông đã được nghe một người sống sót kể lại câu chuyện của mình và rất cảm động khi nhìn thấy những vết xước trên cổ và tay của bà.

Ông Kayo nhặt một mảnh vỡ của Mái vòm Genbaku dưới sông Motoyasu
Ông Kayo nhặt một mảnh vỡ của Mái vòm Genbaku dưới sông Motoyasu

Khoảng 10 năm trước, khi ông Kayo biết được rằng, những mảnh vỡ của Mái vòm Genbaku vẫn có thể được tìm thấy ở dưới sông Motoyasu, ông đã bắt đầu tìm kiếm những mảnh vỡ này một phần là đển lưu giữ những ký ức mà ông sợ rằng sẽ sớm tàn phai.

“Tôi sợ rằng, những ký ức này rồi sẽ trở thành những gì rất xa xôi. Tuy nhiên, ngay trước Mái vòm Genbaku, nơi mọi thứ vẫn đang được bảo tồn nguyên trạng, chúng tôi vẫn tìm được những dấu tích của thời đó. Bằng cách này, tôi đang cố mang những mảnh quá khứ trở về hiện tại”, ông Kayo nói.

Ông Kayo cho biết, ông đã lấy được rất nhiều mảnh gạch, đá, hầu hết có hình chữ L dùng để trang trí công trình này. Trong số đó, có những tấm dài khoảng 1m và phải dùng máy để kéo từ dưới sông lên.

Ông Kayo cũng được phép ra vào bên trong tòa nhà tùy ý đế so sánh những gì mà ông tìm được với những gì còn sót lại của tòa nhà. Cho đến nay ông đã tìm ra được khoảng 1.000 mảnh vỡ hoàn toàn trùng khớp.

Dù không có nghiên cứu nào về việc những mảnh vỡ này rơi xuống sông như thế nào, ông Kayo cho biết, ông ngờ rằng nó đã bị ném xuống sông khi người ta tái thiết lại thành phố. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng một số mảnh vỡ rơi xuống sông do sức ép của quả bom nguyên tử.

Ông đã gửi các mảnh vỡ này đến hơn 50 trường Đại học và học viện trên toàn thế giới như một bằng chứng cụ thể về sự tàn phá của bom nguyên tử. Dù một số nơi từ chối món quà này nhưng có tới 20 trường đồng ý tiếp nhận, trong đó có Đại học Stanford và Cambridge (Anh).

Trường đại học nơi ông Kayo làm việc cũng trưng bày một số mảnh vỡ tại một bảo tàng nhỏ trong khuôn viên của trường.

Ông Kayo đã sáng lập một tổ chức phi chính phủ và giờ đã có một số sinh viên trẻ giúp việc cho ông. Ông Kayo thậm chí còn theo học Tiến sĩ về giải phẫu đề phòng trường hợp ông phát hiện ra các nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử ở dưới đáy sông Motoyasu.

Mỗi khi ông Kayo tìm thêm được những mảnh vỡ của Mái vòm Genbaku, ông lại cúi lạy dòng sông trước khi đi vào trong tòa nhà.

“Đối với tôi, Mái vòm Genbaku là nơi chôn cất những người sinh sống ở Hiroshima trong thảm họa hạt nhân, những người thiệt mạng bên trong Mái vòm Genbaku, những người thiệt mạng gần đó, những người chết đuối ở sông sông Motoyasu và cả những người không qua khỏi trong các bệnh viện dã chiến. Nơi này là nơi chôn cất tất cả những người như họ”, ông Kayo nói.

Có thể bạn quan tâm: xem tuoi vo chong ten mien inet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét